Mục lục

Chương trình hành động của VFOSSA năm 2014

I. Hoạt động tuyên truyền quảng bá FOSS

Các sự kiện VFOSSA được mời tham dự trong năm 2014

Hoạt động seminar quảng bá PMTDNM tại các Đại học:

Luôn open. Các đầu mối tại các trường ĐH, CLB PMTDNM của các trường chủ động lên kế hoạch và đề xuất với UV BCH phụ trách mảng tuyên truyền quảng bá tại các trường ĐH. Không chỉ bó hẹp ở PMTDNM mà là Nguồn mở nói chung. Các DN phối hợp tham gia (tài trợ) để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm nhân tài, cơ hội hợp tác. DN cũng có thể nêu sáng kiến tổ chức sự kiện và kêu gọi cộng đồng tham gia.

Tổ chức chuỗi hoạt động nhân dịp ngày SFD 2014 (20/9) :

Có thể phối hợp tổ chức ở nhiều nơi đồng thời. Năm nay dự kiến sẽ làm (đồng thời) ở Hà Nội, Tp HCM và Thái Nguyên.

II. Thi MHST và OLP OSS

III. Công tác Truyền thông

Truyền thông bền bỉ, định kỳ và cố gắng bài bản hơn:

  1. kênh fanpage facebook hiện quản lý tự phát và thiếu định hướng
  2. kênh e-mail marketing + pdf newsletter hàng tháng cần làm có nội dung nhiều và phong phú hơn. Phải có Ban biên tập (gọn nhẹ) ; có kế hoạch từ đầu năm; có kế hoạch nguồn lực hoặc xin tài trợ. Các DN, các CLB của các ĐH cần tích cực tham gia đóng góp nội dung để quảng cáo cho mình.
    • thiết kế và làm sẵn một tập các marketing materials, nhỏ nhưng thú vị. Khi có sự kiện có thể mang theo và phát ngay.
    • ngoài cốc để phát tặng hội viên mới, nên có ngân quỹ làm áo VFOSSA tặng hội viên mới. Khi kết nạp tặng áo chụp ảnh quảng bá sẽ dễ nhìn và hay ho hơn chỉ cầm cái bằng chứng nhận.
  3. Cổng vfossa.vn cần có Ban Biên tập, liên kết với website của tất cả thành viên tập thể và ngược lại. vfossa.vn phải là một kênh quảng bá miễn phí cho tất cả sản phẩm, dịch vụ FOSS của các thành viên DN, các hoạt động đào tạo FOSS của các trường, Trung tâm thành viên. VFOSSA có thể hỗ trợ kinh phí cho việc hoàn thiện cổng vfossa.vn.

IV. Phát triển, liên kết hội viên - Đoàn kết cộng đồng - Xây dựng giá trị cốt lõi VFOSSA

Công tác thường xuyên và trách nhiệm của tất cả thành viên, đặc biệt các UV BCH.

  1. Cải tiến qui trình, thủ tục kết nạp hội viên: đơn giản, dễ hiểu. Giao thường vụ thông qua kết nạp Hội viên tập thể.
  2. Quy hoạch lại và cải tiến phương pháp quản lý các mailing list nội bộ :
    • members list cho các thành viên tập thể (có thể vài người của một công ty) và cá nhân (thành viên chính thức);
    • mailing list cho bất cứ ai quan tâm đến FOSS và hoạt động của VFOSSA - ví dụ foss-vietnam@vfossa.vn để có thêm công cụ trao đổi, quảng bá hoạt động của VFOSSA. Bất cứ ai thích đều có thể subscribe (cần tạo ra một nhóm moderator - như của ICT) để vận hành list đó, từ từ sẽ có tiếng dần.
  3. Quy chế hội viên và thủ tục kết nạp hội viên theo tinh thần Điều lệ sửa đổi và quy hoạch mailing list phải được BCH thông qua và có hiệu lực trong tháng 4/2014.
  4. Tổ chức gặp gỡ offline BCH và members tối thiểu mỗi quý một lần, không thì 1-2 tháng một lần, để gắn kết với nhau về social. HN và Tp HCM có thể tổ chức các hoạt động này thường xuyên.
    • Quan điểm: mỗi lần một DN tài trợ một phần chi phí, còn lại chia đều cho những người tham dự.
    • Mỗi một sự kiện, doanh nghiệp tài trợ sẽ có 30-45 phút giới thiệu về mình cho các thành viên khác.
    • Hình thức có thể rất đa dạng: thăm DN-demo sản phẩm FOSS, meetup, FOSS beer, dã ngoại, thể thao (bóng đá), …
  5. Mở rộng liên kết, hợp tác với các cộng đồng PMNM, các hiệp hội, CLB, tổ chức, DN bạn trong nước trên tinh thần nguồn mở. Vận động các cá nhân và DN đã, đang hoặc sẽ ứng dụng/phát triển PMNM hoặc cung cấp dịch vụ trên nền PMNM tham gia VFOSSA.
  6. Phát động cuộc thảo luận trong thành viên « Xây dựng thương hiệu và giá trị cốt lõi của VFOSSA ». Công bố kết quả vào dịp sinh nhận VFOSSA 2015.

V. Thành lập «Trung tâm Đào tạo và Phát triển PMNM»

  1. Trung tâm ngoài chức năng đào tạo huấn luyện còn có chức năng hỗ trợ kỹ thuật FOSS để hỗ trợ cho người sử dụng, ứng dụng FOSS.
    • Một nhu cầu hỗ trợ lớn là việc chuyển đổi từ các công cụ nguồn đóng sang PMNM. Cần sự hỗ trợ của các thành viên ĐH và Trung tâm huấn luyện.
    • Các ĐH thành viên gương mẫu đi đầu trong chuyển đổi sang PMNM
  2. Trung tâm là đơn vị có thu vận hành theo luật DN, về lâu dài sẽ có con dấu và hạch toán riêng. Các thành viên chuyên làm đào tạo tham gia các hoạt động huấn luyện, đào tạo có cấp chứng chỉ VFOSSA. Các DN làm dịch vụ và phát triển giải pháp FOSS được mời tham gia các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và phát triển FOSS mà Trung tâm nhận được thông qua các kênh khác nhau.
    • Phương pháp: Tận dụng các điều kiện sẵn có của VAIP và Viện THND (tư cách pháp nhân, phòng họp, lớp học) và các thành viên, làm từng bước từ ít đến nhiều, dễ đến khó, góp gió thành bão … tạo hình ảnh tốt với xã hội và nhà nước, đồng thời làm công cụ truyền thông quảng bá kêu tài trợ được.
    • Mô hình quản lý: hội đồng quản trị/tư vấn gồm đại diện các DN tình nguyện tham gia: họach định qui chế, nhân sự, tuyển dụng GĐ và nhân viên, thông qua kế hoạch
  3. Kế hoạch:
    • trong quí II: thành lập hội đồng tư vấn/quản trị, quy chế hoạt động. Trong quí III có thể đi vào vận hành.
    • Phối hợp chặt chẽ với Viện THND-VAIP. Phấn đấu trong năm nay có được giấy phép chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ năng CNTT theo Thông tư số 03/2014/BTTTT (huấn luyện, kiểm tra hoàn toàn dùng PMNM).

VI. Thành lập Ban vận động thành lập « Hiệp hội Nguồn mở Việt Nam »

  1. Nội dung: trao đổi và thống nhất trong nội bộ thành viên về sự cần thiết và tính cấp thiết thành lập Hiệp hội.
    • Chủ yếu trao đổi online. Lập mailing list cho những người quan tâm.
    • Những việc cần làm và kế hoạch hành động. Nguồn tài chính đảm bảo.
  2. Kế hoạch: Cuối quí II cần có sự khẳng định quyết tâm và thành lập ban vận động. Đầu 2015 báo cáo kế hoạch triển khai cho BCH đóng góp và phê chuẩn.

VII. Hoạt động tư vấn PMNM cho Nhà nước và chứng chỉ « VFOSSA certified »

  1. Thành lập Hội đồng thẩm định PMTDNM của VFOSSA trên cơ sở Nhóm thẩm định PMNM của VFOSSA đã tham gia thẩm định và hỗ trợ cho 7 PMNM của Bộ 4T năm 2013.
    • Công bố tiêu chí, thang điểm đánh giá độ trưởng thành PMNM theo thông lệ quốc tế (PoF, OSMM), sẵn sàng đưa thành tiêu chuẩn Quốc gia.
    • Định nghĩa chứng chỉ « VFOSSA Certified » cho các sản phẩm và dịch vụ PMNM.
    • Thử nghiệm thẩm định và đóng nhãn « VFOSSA Certified » cho các sản phẩm và dịch vụ của chính các DN thành viên để rút kinh nghiệm.
    • Tìm hiểu con đường để chứng chỉ này được sự thừa nhận của Bộ 4T và DN.
  2. Tham gia đóng góp ý kiến (đặc biệt lưu ý các vấn đề liên quan đến PMNM) cho các văn bản chính sách của Chính phủ về CNTT, theo yêu cầu của VAIP và lời mời của các Bộ ngành liên quan.
  3. Chủ động đề xuất với Nhà nước, tham gia soạn thảo các văn bản chính sách liên quan đến PMTDNM khi điều kiện khách quan cho phép.

VIII. Hợp tác quốc tế và Quỹ hỗ trợ phát triển PMNM/Sáng tạo mở

  1. Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ đã hình thành với các tổ chức như Open Foundation (Australia), FNILL (Pháp), NECTEC (Thái Lan – Asean).
    • Khuyến khích các UV BCH đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế, mời chuyên gia FOSS quốc tế đến trình bày, hợp tác với cộng đồng.
    • Trù tính khả năng đưa một số sự kiện FOSS quốc tế đến với Việt Nam cho năm 2015-2016.
  2. Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đại gia liên quan mật thiết đên PMNM như Google, Yahoo, Facebook, IBM, Intel, Dell, … thông qua các đại diện của họ tại VN.
    • Khuyến khích sáng kiến của tất cả thành viên.
  3. Nghiên cứu việc thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển PMNM/Sáng tạo mở VFOSSA”.
    • Tạo nguồn hỗ trợ vốn cho các hoạt động phát triển PMNM: vườn ươm cho nhóm phát triển sản phẩm PMNM/STM tiềm năng, hỗ trợ tạo nguồn vốn ( từ nhà nước, nhà đầu tư) cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm NM.
    • Lập Ban phụ trách về tạo nguồn vốn, tạo quỹ khi điều kiện cho phép
    • Giải pháp: làm việc với các quỹ đầu tư, các nguồn vốn ADB ( có PPP cho doanh nghiệp) với chương trình Vietnam Silicon Valey, với Vietnam Inclusive Innovation, FIRST ,…