Công cụ thành viên

Công cụ trang web


mhst:ideas:p2p_virtualclass

Đây là một phiên bản cũ của tài liệu!


Xây dựng ứng dụng lớp học ảo theo mô hình mạng ngang hàng

Tóm tắt ý tưởng

Mục đích của dự án là xây dựng một ứng dụng lớp học ảo theo mô hình ngang hàng. Các máy tính tham gia vào hệ thống không thụ động thụ hưởng các bài giảng phát trực tiếp như theo mô hình client/server truyền thống mà còn chủ động phát lại những nội dung thu được cho các máy khác để tận dụng tối đa băng thông phát của tất cả các máy và giảm thiểu chi phí đầu tư vào nguồn phát ban đầu.

Mô tả chi tiết

  • Để dễ hình dung về những ưu điểm của hệ thống lớp học ảo mới so với các hệ thống cũ theo mô hình client/server có thể liên hệ với một ứng dụng gần giống như vậy là truyền hình trực tuyến. Các ứng dụng truyền hình trực tuyến từ trước đến nay vẫn thường được xây dựng theo mô hình client/server.Mô hình này tuy đơn giản những có nhược điểm là chỉ có một nguồn phát duy nhất tại server, số lượng người dùng có thể xem truyền hình đồng thời tại một thời điểm bị giới hạn bởi băng thông phát của server. Chính vì vậy mà khi số người xem đồng thời quá lớn thì hệ thống không đáp ứng được. Chẳng hạn để xem các trận đấu bóng đá truyền hình trực tiếp trên Internet, lựa chọn số một của những người yêu thích bóng đá ở Việt Nam hiện nay là Sopcast, một chương trình truyền hình theo mô hình ngang hàng. Qua Sopcast người dùng thậm chí có thể xem truyền hình với độ phân giải cao mà không bị giật hay dừng hình. Máy tính ban đầu dùng làm nguồn phát lại kênh truyền hình lên mạng Internet không cần có cấu hình quá mạnh.
  • Mô hình lớp học ảo ngang hàng còn có ưu điểm ở tính tiện dụng và tính xã hội hóa cao. So với hội thảo truyền hình (video conference) chỉ cho phép hai hay một số ít bên kết nối với nhau tại cùng một thời điểm, ứng dụng lớp học ảo ngang hàng cho phép người học và người dạy có thể ở bất kỳ đâu sử dụng máy tính cá nhân giao tiếp với nhau, không cần di chuyển đến những nơi tập trung có những trang thiết bị cần thiết. Hệ thống có tính năng tương tự như trao đổi qua Yahoo Messenger, Paltalk hay Skype, nhưng vì định hướng đào tạo nên cần nâng cao chất lượng truyền hình đến một số đông người tham gia đồng thời và phát triển thêm những tính năng bổ sung để điều phối việc giảng dạy và việc học. Mỗi lớp học thực tế có thể được trang bị thêm Webcam hay IP Camera và micro để phát lên Internet như phát trực tiếp các trận bóng đá (lưu ý là phát trực tiếp chứ không phải là thu rồi phát lại như một số Website đào tạo trực tuyến hiện nay vẫn làm), người học có thể chọn xem và nghe bất kỳ buổi học nào họ thích giống như chọn xem bóng đá trong số nhiều kênh phát khác nhau qua Sopcast. Hệ thống có thể phát triển thêm một số tính năng cho phép người học đặt câu hỏi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với các người học khác,…
  • Ứng dụng sẽ được phát triển dựa trên nền tảng là một phần mềm mã nguồn mở về truyền hình trực tuyến theo mô hình mạng ngang hàng. Nhóm thực hiện có nhiệm vụ nghiên cứu các tính năng về lớp học ảo thông qua tham khảo một số ứng dụng mã nguồn mở có sẵn theo mô hình client/server, sau đó thiết kế tổng thể hệ thống và tích hợp các chức năng lớp học ảo vào nền tảng truyền hình trực tuyến ngang hàng để có được một ứng dụng lớp học ảo ngang hàng.

Những kỹ năng yêu cầu

  • Thành thạo ngôn ngữ lập trình C++, có nền tảng tốt về mạng máy tính và lập trình mạng, có khả năng đọc hiểu các bài báo khoa học chuyên ngành Mạng và Truyền thông
  • Mức độ: khó

Mentor

  • Nguyễn Đại Thọ, nguyendaitho (at) vnu.edu.vn
  • Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Triển vọng tuyển dụng

Ký hợp đồng tham gia dự án nghiên cứu ở Trường Đại học Công nghệ với tài trợ kinh phí hàng tháng.

mhst/ideas/p2p_virtualclass.1337138700.txt.gz · Sửa đổi lần cuối: 2014/09/05 03:26 (sửa đổi bên ngoài)