Công cụ thành viên

Công cụ trang web


bch_actionplan14

Đây là một phiên bản cũ của tài liệu!


Dự thảo

Chương trình hành động của VFOSSA năm 2014

I. Hoạt động tuyên truyền quảng bá FOSS

Các sự kiện VFOSSA được mời tham dự trong năm 2014

  • Hội TH Khánh Hòa: sự kiện tháng 4/5/6 (chi tiết xem). Tổ chức tham gia ít nhất 1 sự kiện. Tham vấn khả năng có thể gọi thêm các tỉnh lân cận khu vực Nam Trung bộ.
  • Hội TH Hà Tĩnh: đề nghị tổ chức Hội thảo ứng dụng PMNM cho các tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình). Thời gian trong quí II. Công văn xem. Đề nghị tài trợ.
  • Hội TH Việt Nam: Hội thảo Hợp tác - Phát triển CNTT tại Quảng Ninh, tháng 8. Chủ đề năm nay « Chính quyền điện tử: Nâng cao năng lực cạnh tranh, Thu hút đầu tư và Hỗ trợ cải cách thể chế ». Session PMNM của VFOSSA ; Tài trợ Hội thảo.

Hoạt động seminar quảng bá PMTDNM tại các Đại học:

luôn open. Các đầu mối tại các trường ĐH, CLB PMTDNM của các trường chủ động lên kế hoạch và đề xuất với UV BCH phụ trách mảng tuyên truyền quảng bá tại các trường ĐH. Không chỉ bó hẹp ở PMTDNM mà là Nguồn mở nói chung. Các DN phối hợp tham gia (tài trợ) để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm nhân tài, cơ hội hợp tác. DN cũng có thể nêu sáng kiến tổ chức sự kiện và kêu gọi cộng đồng tham gia.

Tổ chức ngày SFD 2014 (20/9) :

Có thể phối hợp tổ chức ở nhiều nơi đồng thời. Năm nay dự kiến sẽ làm (đồng thời) ở Hà Nội, Tp HCM và Thái Nguyên. Nghiên cứu tạo một sự kiện Hội thảo cùng thời điểm, để gây quỹ và tiếng vang cho FOSS + VFOSSA, lôi kéo một số hãng FOSS quốc tế nhảy vào VN.

II. Thi MHST và OLP OSS

  • MHST: Khởi động tháng 4. Thi: giữa 6 - giữa tháng 9 (có thể kéo dài thêm 2-3 tuần do WorldCup). Chung khảo và trao giải cùng OLP Tin học SV (tháng 11, tại ĐHCN Tp HCM).
  • Cải cách phương pháp tổ chức và thực hiện. Chủ đề định hướng (nhưng không bó hẹp ở) phát triển ứng dụng PMTDNM trên mobile. Đề xuất thay đổi hình thức thi OLP OSS (bàn và thống nhất với BTC OLP của VAIP).
  • Cải tiến phương pháp kêu gọi tài trợ. Các DN của VFOSSA tham gia đóng góp ý tưởng, làm mentor và tài trợ giải thưởng. Các thành viên tập thể tại các trường ĐH tổ chức quảng bá về cuộc thi, tổ chức các nhóm SV tham gia, cử GV trẻ nhiệt tình làm co-mentor. Nên có kế hoạch kết hợp làm seminar PMNM với phát động MHST và OLP OSS tại các trường.
  • Cử UV BCH đặc trách « Tổng đạo diễn » cho hoạt động này phối hợp với Chủ tịch HĐGK.

III. Công tác Truyền thông

Truyền thông bền bỉ, định kỳ và cố gắng bài bản hơn:

  • kênh fanpage facebook hiện quản lý tự phát và thiếu định hướng
  • kênh e-mail marketing + pdf newsletter hàng tháng cần làm có nội dung nhiều và phong phú hơn. Phải có Ban biên tập (gọn nhẹ) ; có kế hoạch từ đầu năm; có kế hoạch nguồn lực hoặc xin tài trợ. Các DN, các CLB của các ĐH cần tích cực tham gia đóng góp nội dung để quảng cáo cho mình.
    • thiết kế và làm sẵn một tập các marketing materials, nhỏ nhưng thú vị. Khi có sự kiện có thể mang theo và phát ngay.
    • ngoài cốc để phát tặng hội viên mới, nên có ngân quỹ làm áo VFOSSA tặng hội viên mới. Khi kết nạp tặng áo chụp ảnh quảng bá sẽ dễ nhìn và hay ho hơn chỉ cầm cái bằng chứng nhận.
  • Cổng vfossa.vn cần có Ban Biên tập, liên kết với website của tất cả thành viên tập thể và ngược lại. vfossa.vn phải là một kênh quảng bá miễn phí cho tất cả sản phẩm, dịch vụ FOSS của các thành viên DN, các hoạt động đào tạo FOSS của các trường, Trung tâm thành viên. VFOSSA có thể hỗ trợ kinh phí cho việc hoàn thiện cổng vfossa.vn.

IV. Phát triển, liên kết hội viên - Xây dựng giá trị cốt lõi VFOSSA

Công tác thường xuyên và trách nhiệm của tất cả thành viên, đặc biệt các UV BCH.

  • cải tiến qui trình, thủ tục kết nạp hội viên: đơn giản, dễ hiểu. Giao thường vụ thông qua kết nạp Hội viên tập thể.
  • Quy hoạch lại và cải tiến phương pháp quản lý các mailing list nội bộ :
    • members list cho các thành viên tập thể (có thể vài người của một công ty) và cá nhân (thành viên chính thức);
    • và mailing list cho bất cứ ai quan tâm đến FOSS và hoạt động của VFOSSA - ví dụ foss-vietnam@vfossa.vn để có thêm công cụ trao đổi, quảng bá hoạt động của VFOSSA. Bất cứ ai thích đều có thể subscribe (cần tạo ra một nhóm moderator - như của ICT) để vận hành list đó, từ từ sẽ có tiếng dần.
  • Quy chế hội viên và thủ tục kết nạp hội viên theo tinh thần Điều lệ sửa đổi và quy hoạch mailing list phải được BCH thông qua và có hiệu lực trong tháng 4/2014.
  • Tổ chức gặp gỡ offline BCH và members tối thiểu mỗi quý một lần, không thì 1-2 tháng một lần, để gắn kết với nhau về social. Quan điểm: mỗi lần một DN tài trợ một phần, còn lại campuchia. Mỗi một sự kiện, doanh nghiệp tài trợ sẽ có 30-45 phút giới thiệu về mình cho các thành viên khác. HN và Tp HCM có thể tổ chức các hoạt động này thường xuyên.
  • Phát động cuộc thảo luận trong thành viên « Xây dựng thương hiệu và giá trị cốt lõi của VFOSSA ». Công bố kết quả vào dịp sinh nhận VFOSSA 2015.

V. Thành lập «Trung tâm Đào tạo và Phát triển PMNM» trong Viện THND của VAIP

  • Trung tâm ngoài chức năng đào tạo huấn luyện còn có chức năng hỗ trợ kỹ thuật FOSS để hỗ trợ cho người sử dụng, ứng dụng FOSS.
  • Trung tâm sẽ là đơn vị có thu vận hành theo luật DN, có con dấu và hạch toán riêng. Các DN thành viên được mời tham gia đóng cổ phần. Các thành viên chuyên làm đào tạo tham gia các hoạt động đào tạo. Các DN làm dịch vụ và phát triển giải pháp FOSS được mời tham gia các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và phát triển FOSS mà Trung tâm nhận được.
    • Phương pháp: Tận dụng các điều kiện sẵn có của VAIP và các thành viên, làm từng bước từ ít đến nhiều, dễ đến khó (như các ngày thứ Bảy ngày xưa AUF hay làm), góp gió thành bão … chắc chắn sẽ có hình ảnh tốt với xã hội và nhà nước, đồng thời làm công cụ truyền thông quảng bá kêu tài trợ được.
    • Mô hình quản lý: có thể phỏng theo mô hình của Viện THND: hội đồng quản trị/tư vấn gồm đại diện các DN tham gia đóng cổ phần họach định chính sách, tuyển dụng GĐ và nhân viên, v.v…
  • Kế hoạch: trong quí II: thành lập hội đồng tư vấn/quản trị, quy chế hoạt động. Trong quí III xin giấy phép KD và có thể đi vào vận hành. Phối hợp chặt chẽ với Viện THND-VAIP.

VI. Thành lập Ban vận động thành lập « Hiệp hội Nguồn mở Việt Nam »

  • trao đổi và thống nhất trong nội bộ thành viên về sự cần thiết và tính cấp thiết thành lập Hiệp hội. Chủ yếu trao đổi online. Lập mailing list cho những người quan tâm.
  • Những việc cần làm và kế hoạch hành động. Nguồn tài chính đảm bảo.
  • Cuối quí II cần có sự khẳng định quyết tâm và thành lập ban vận động. Đầu 2015 báo cáo kế hoạch triển khai cho BCH đóng góp và phê chuẩn.

VII. Hoạt động tư vấn PMNM cho Nhà nước và chứng chỉ « VFOSSA certified »

  • Thành lập Hội đồng thẩm định PMTDNM của VFOSSA trên cơ sở Nhóm thẩm định PMNM của VFOSSA đã tham gia thẩm định và hỗ trợ cho 7 PMNM của Bộ 4T năm 2013.
    • Công bố tiêu chí, thang điểm đánh giá độ trưởng thành PMNM theo thông lệ quốc tế (PoF, OSMM), sẵn sàng đưa thành tiêu chuẩn Quốc gia.
    • Định nghĩa chứng chỉ « VFOSSA Certified » cho các sản phẩm và dịch vụ PMNM. Thử nghiệm thẩm định và đóng nhãn « VFOSSA Certified » cho các sản phẩm và dịch vụ của chính các DN thành viên để rút kinh nghiệm.
  • Tham gia đóng góp ý kiến cho các văn bản chính sách của Chính phủ về CNTT, theo yêu cầu của VAIP và lời mời của các Bộ ngành liên quan.

VIII. Hợp tác quốc tế

  • Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ đã hình thành với các tổ chức như OSF (Australia), FNILL (Pháp), NECTEC (Thái Lan – Asean).
  • Khuyến khích các UV BCH đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế, mời chuyên gia FOSS quốc tế đến trình bày, hợp tác với cộng đồng. Trù tính đưa một số sự kiện FOSS quốc tế đến với Việt Nam.
  • Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đại gia liên quan mật thiết đên PMNM như Google, Yahoo, Facebook, IBM, Intel, Dell, … thông qua các đại diện của họ tại VN. Khuyến khích sáng kiến của tất cả thành viên.
bch_actionplan14.1395849167.txt.gz · Sửa đổi lần cuối: 2014/09/05 03:26 (sửa đổi bên ngoài)